Nguồn gốc của Nấm Hồng Ngọc

Nấm Hồng Ngọc còn được gọi là nấm Sò Hồng, nấm Hồng Đào. Nó có tên khoa học là Pleurotus djamor, thuộc họ Pleurotaceae (nấm sò) và tên tiếng Anh là Pink Oyster, Flamingo Oyster.

Nấm Hồng Ngọc được phát hiện lần đầu vào cuối thế kỷ 17, ở Indonesia bởi nhà thực vật học người Đức, Georg Eberhard Rumphius. Nấm phân bố rộng rãi ở những khu rừng nhiệt đới thuộc Mexico, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản. Ở Việt Nam, nấm được trồng nhiều ở những trang trại nấm hữu cơ Đà Lạt.

Đặc điểm và hương vị

Nấm có màu hồng trên toàn bộ mũ và cuống, mọc thành cụm nhiều tầng trông như cánh hoa. Mũ nấm có đường kính 2 – 5cm, mỏng và hơi xoăn. Phần cuống ngắn, bị che phủ bởi những màng mỏng từ mũ nấm.

Hương vị: Nấm có vị chua khi ăn sống. Khi được nấu chín, nấm có vị ngọt, thịt dai, chắc.

Thành phần

Trong nấm Hồng Ngọc chứa hàm lượng lớn các loại vitamin B (B1, B2, B3, B6, B12), các amino axit, Kali, Phốt pho, Magie, Canxi, Kẽm, Selen, chất xơ và một vài hoạt chất khác.

Công dụng

  • Có tính kháng viêm mạnh mẽ nhờ có một số hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn.
  • Chứa Beta – Glucans là một hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch nhờ có chứa selen – chất chống oxy hoá.
  • Giảm Cholesterol trong máu đối với những người bị nhiễm mỡ trong máu, giúp bảo vệ tim mạch.
  • Hàm lượng canxi cao, hỗ trợ tăng cường sức khoẻ xương khớp, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  • Giúp bổ máu nhờ lượng sắt khá cao có trong nấm, sản sinh hồng cầu tránh tình trạng thiếu máu.
  • Cải thiện não bộ nhờ có hàm lượng lớn vitamin nhóm B hỗ trợ kích thích tế nào hồng cầu phát triển, lưu thông máu tốt hơn từ đó nâng cao khả năng làm việc của não bộ.

Gợi ý một số món ăn chế biến từ Nấm Hồng Ngọc

  • Pizza nấm
  • Súp nấm Hồng Ngọc
  • Nấm Hồng Ngọc xào
  • Há cảo nấm
  • Canh nấm thịt bằm
  • Nấm Hồng Ngọc nướng
  • Nhúng lẩu….

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *